HDSD lò nung phòng thí nghiệm

Thứ Ba, 03/10/2023
Minh

1. Lò nung là gì?

    - Lò nung là một trong những thiết bị cơ bản của phòng thí nghiệm, nên việc sử dụng cẩn thận để tủ nung hoạt động tốt, hoạt động hiệu quả là vấn đề cần quan tâm đối với các kỹ thuật viên. Vì nếu sử dụng không đúng theo hãng sản xuất khuyến cáo, tủ nung sẽ có thể hư điện trở, board mạch, việc sửa chữa/ thay thế phụ kiện lò nung sẽ gây gián đoạn cho công việc. Ngoài ra, các thao tác không đúng cách cũng sẽ tạo các sai lệch của kết quả phân tích.
    - Lò nung thường được trang bị trong phòng thí nghiệm thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, nghiên cứu phát triển vật liệu.

2. Cấu tạo cơ bản của lò nung

    - Lò nung thông thường có cấu tạo gồm thanh đốt nằm tại 3 mặt của lò nung.
    - vật liệu cách nhiệt bằng bông thủy tinh hoặc gốm.
    - Điều khiển điện tử, có thể cho phép cài đặt nhiệt độ theo chương trình cụ thể.

3. Phân loại lò nung

Lò nung cửa trước

Lò nung cửa nâng

Lò nung dạng ống

4. Nguyên lý hoạt động của lò nung.

    – Do là thiết bị dùng để gia nhiệt đến nhiệt độ cao và yêu cầu thiết kế nhỏ gon tiện nên các lò nung thí nghiệm thường được thiết kế gia nhiệt bằng các thanh gia nhiệt Crom,Niken hoặc là vật liệu của hợp chất silic, cụ thể là thanh cacbuasilic. Các thành phần gia nhiệt sẽ được thiết kế nồng giữa các khối Ceramic hoặc Gốm chịu nhiệt.
    – Một hệ thống điều khiển tiên tiến chịu được dòng điện lớn làm nhiệm vụ vận hành các thanh gia nhiệt hoạt động đến nhiệt độ đã được thiết lập bởi người sử dụng và tạo ra các xung điện từ phù hợp để duy tri nhiệt độ đó ổn định theo thời gian
    – Tùy theo yêu cầu của từng lĩnh vực mà lò nung còn có chức năng thêm các bộ cấp/hút khí, thêm nhiều phân đoạn nhiệt, hệ thống làm lạnh nhanh,…

5. Các lưu ý sử dụng lò nung hiệu quả.

    - Trong quá trình nung cần nâng nhiệt từ từ, hoặc phải than hóa trước khi cho vào tủ nung đối với các nên mẫu có hàm lượng cacbonhydrate cao, để quá trình nung không bị thất thoát mẫu.
    - Mẫu chứa trong các dụng cụ nung chỉ nên chiếm tối đa ½ thể tích của dụng cụ nung.
    - Một số mẫu có trọng lượng nhẹ, dễ bay trong quá trình nung cần được đậy nắp dụng cụ nung trong suốt quá trình nung để không bị thất thoát mẫu.
    - Mẫu nên được để ở vị trí trung tâm của lò nung.
    - Sau khi đưa mẫu vào, lò cần được đóng chặt cẩn thận.
    - Trước khi đặt mẫu vào lò, kiểm tra xem mẫu đó có gây hư hại cho lớp cách nhiệt và bộ phận gia nhiệt hay không.
    - Chú ý tải khi nung mẫu không được vượt quá mức cho phép của lò nung.
    - Hạn chế mở cửa lò nung khi còn nóng, nên chờ cho nhiệt độ thấp nhấp hãy mở cửa lò nung.
    - Khi lấy mẫu ở nhiệt cao cần đảm bảo đeo găng bảo vệ tay, và khu vực làm việc được thông khí tốt.

6. Cách lắp đặt lò nung

    Để đảm bảo lò nung hoạt động hiệu quả và tránh gây ra những sự cố cháy nổi, khi lắp đặt nên chú ý những điều sau:
    - Nên đặt lò nung ở những căn phòng sạch sẽ khô ráo không bị ẩm mốc hay bụi bẩn hay mốc sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình vận hành và tuổi thọ của lò.
    - Vị trí đặt lò phải được làm bằng những vật liệu chống cháy như: thép, bê tông, đá,…. và có bề mặt bằng phẳng để lò hoạt động ổn định.
    - Trong quá trình vận hành, lò sẽ tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn nên cần có khoảng cách tốt để thoát nhiệt. Thông thường, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lò nung nên đặt cách xa tường phòng ít nhất 0.5m và khoảng cách từ đỉnh lò lên tới trần nhà tối thiểu là 1m.
    - Trước khi vận hành cần kiểm tra kỹ nguồn điện, khả năng chịu tải của nguồn điện, dây kết nối và đặc biệt không được để một vật dụng  gì trên bề mặt của lò nung.

7. Vận hành lò nung trong lần đầu tiên sử dụng.

    - Lò nung cần được nung nóng để làm khô các bộ phận và tạo ra lớp bảo vệ trên bộ phận gia nhiệt​
    - Lần đầu tiên sử dụng cần đảm bảo không có bất kỳ vật gì được đặt trong lò​
    - Trong quá trình gia nhiệt, lò có thể tạo ra mùi khó chịu, bởi vì giải phóng ra một số tác nhân liên kết từ vật liệu cách nhiệt ​
    - Do đó, vị trí đặt lò cần đảm bảo thông thoáng (gió) trong suốt quá trình gia nhiệt lần đầu.
+ Bước 1: Nâng nhiệt lò không trong vòng khoảng 6 tiếng để đạt nhiệt độ lớn nhất của lò
+ Bước 2: giữ nhiệt độ này trong khoảng từ 1-2 tiếng
+ Bước 3: Giảm nhiệt từ từ lò xuống nhiệt độ 200°C , sau đó tắt lò để lò nguội tự nhiên

8. Xử lý khí thải trong quá trình nung mẫu.

    - Người sử dụng nên có hệ thống thoát khí cho lò nung để giảm khói , khí sinh ra khi thí nghiệm​
    - Hệ thống thu khí thải không nên được nối trực tiếp với ống thoát hơi của lò. Khoảng cách hợp lý là 50 cm từ đỉnh ống thoát hơi (vị trí A).
    - Đối với các lò nung không có ống thoát hơi, mà có các khe trên bề mặt, có thể sử dụng chụp hút  để đạt hiệu suất thu khí thải cao (vị trí C) hoặc các ống mềm có thể di chuyển được (vị trí B)
    - Kích thước và thiết kế của hệ thống thoát khí thải cần được khảo sát, thiết kế bởi chuyên gia, và tuân thủ luật lệ, điều kiện an toàn tùy theo mỗi quốc gia, khu vực. 

9. Vệ sinh lò nung đúng cách.

    Vệ sinh lò nung là một công đoạn vô cùng quan trọng để thiết bị có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài và mang lại hiệu quả tốt. Do đó khi vệ sinh lò nung cần phải tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi vệ sinh lò nung cần lưu ý:
- Tắt hết các công tắc điện, rút dây nguồn.
- Chờ cho khoang nung cũng như các bộ phận khác nguội hoàn toàn mới tiến hành vệ sinh
- Khi vệ sinh cần đảm bảo trong khoang nung không còn vật mẫu, hay dụng cụ nào
- Cần sử dụng máy hút bụi để làm sạch khoang nung.

    Công Ty TNHH Thương Mại Khoa Học Kỹ Thuật Lâm Việt là đơn vị nhập khẩu độc quyền sản phẩm lò nung cung cấp cho Quý Khách hàng trong và ngoài nước. 
    Link tham khảo sản phẩm lò nung: 
    Link tải catalogue lò nung: Tại đây 
    Hoặc liên hệ: 0963.222.943 để được tư vấn chi tiết.

Tin Liên Quan

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Xem địa chỉ doanh nghiệp