8 Ứng dụng chính của tủ môi trường (tủ vi khí hậu)

Thứ Hai, 25/09/2023
Minh

1. Tủ môi trường là gì?

    - Tủ môi trường (tủ vi khí hậu) là một loại thiết bị thử nghiệm được sử dụng với mục đích kiểm tra sự ổn định về mặt hoạt động của sản phẩm. Chúng có thể tạo ra môi trường có độ ẩm, ánh sáng, điều kiện nhiệt độ, áp suất khác nhau để kiểm tra khả năng chịu đựng của các sản phẩm một cách dễ dàng. Từ đó mà có thể điều chỉnh được các yếu tố liên quan đến thiết kế, vật liệu của sản phẩm để sản phẩm đó có thể đáp ứng được các điều kiện yêu cầu ngoài thực tế trong quá trình làm việc.
    - Nói một cách đơn giản, tủ môi trường là một thiết bị tạo ra một môi trường với các thông số nào đó nhằm kiểm chứng các sản phẩm ngay trong nhà máy mà không cần đến yếu tố môi trường thực tế.

2. Phân loại tủ môi trường:

    - Tủ môi trường với nhiệt độ-độ ẩm ổn định: Loại tủ môi trường này được sử dụng để kiểm tra độ ổn định lâu dài và có thể được dùng để duy trì độ ẩm, nhiệt độ ở mức xác định.
    - Tủ môi trường với nhiệt độ-độ ẩm linh hoạt: Loại tủ này được sử dụng để chạy thử nghiệm các chương trình với độ ẩm và nhiệt độ có thể được tự động sửa đổi vào những thời điểm nhất định.

3. Cấu tạo của tủ môi trường

    - Có rất nhiều loại tủ môi trường khác nhau như tủ nhiệt độ, độ ẩm; tủ sốc nhiệt, tủ thử nghiệm sương muối; tủ thử nghiệm chống xâm nhập,… nhưng nhìn chung chúng đều gồm các bộ phận cơ bản sau:

3.1. Phần tủ

    Phần tủ là phần khung, vỏ để nâng đỡ, lắp đặt các hệ thống thiết bị kèm theo. Chủ yếu được làm bằng thép sơn tĩnh điện, một số được làm bằng thép chống gỉ. Kích thước tủ tùy thuộc và sản phẩm cần thử nghiệm lớn hay nhỏ thế nào. Chúng được thiết kế theo các cấu trúc khác nhau nhưng luôn phải đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ.

3.2. Phần hệ thống tạo môi trường

    Đây được gọi là phần có chức năng quan trọng trong thiết bị, tùy theo chức năng của tủ, chúng có thể gồm:
+ Hệ thống tạo nhiệt độ;
+ Hệ thống tạo độ ẩm;
+ Hệ thống cấp nước;
+ Hệ thống tạo và cấp sương muối;
+ Hệ thống điều chỉnh áp suất
+ Hệ thống tạo gió;

3.3. Phần hệ thống điều khiển

    Đây cũng là phần không thể thiếu đối với các dòng tủ môi trường hiện nay. Chúng có tác dụng xử lý thông tin, tạo tín hiệu điều khiển cho hệ thống máy như tăng giảm nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,…

3.4. Phần hệ thống lưu trữ

    Là hệ thống ghi, lưu giữ số liệu về môi trường theo thời gian, từ đó đữa ra các biểu đồ giúp nhà sản xuất so sánh, kiểm tra giữa các lần thử nghiệm khác nhau.
    - Ngoài các bộ phận nêu trên, tùy theo yêu cầu của các cơ sở thử nghiệm, các tủ môi trường này có thể bổ sung thêm các bộ phận khác như bộ phận di chuyển, bộ phận cảnh báo, …

4. Ứng dụng của tủ môi trường

    - Sử dụng trong các thí nghiệm khi kiểm tra tác động của môi trường đến các vật liệu thí nghiệm.
    - Chuẩn bị các mẫu thí nghiệm bằng cách kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp để thực hiện công việc xác định tính chất và đặc điểm của vật liệu.
    - Thiết bị hỗ trợ hàng đầu trong lĩnh vực nuôi cấy. Nó được áp dụng rất nhiều trong việc nuôi cấy mô và các loại hạt giống.
    - Kiểm tra được tính lâu bền và giới hạn chịu đựng của các vật liệu thí nghiệm trước sự tác động của các yếu tố môi trường.
    - Kiểm tra được độ lão hóa của vật mẫu thí nghiệm.
    - Tạo ra một môi trường thích hợp và ổn định để lưu giữ các mẫu thí nghiệm.
    - Kiểm tra các chất bán dẫn, điện tử và dược phẩm,...
    - Áp dụng trong các lĩnh vực như: cơ khí, quốc phòng, vận tải,... và các ngành công nghiệp nói chung.

5. Quy trình hiệu chuẩn tủ môi trường:

5.1. Điều kiện hiệu chuẩn:

- Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
          + Nhiệt độ môi trường : (25 ± 5) °C
          + Độ ẩm môi trường : (40 ÷ 70) %RH

5.2. Quy trình hiệu chuẩn

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
+ Xem xét và ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu /loại, số hiệu, chỉ thị nhiệt độ của phương tiện đo, phạm vi hoạt động, độ phân giải, của nhà sản xuất.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
+ Bộ chỉ thị nhiệt độ hoạt động ổn định, không có hiện tượng thay đổi đột ngột, biến động. Đối với loại chỉ thị hiện số, các số hiển thị phải rõ nét, không bị mờ hoặc mất nét; Đối với loại chỉ thị tương tự, vạch chia phải còn đầy đủ, không bị nhoè hoặc mất chữ số, kim chỉ thị không bị ma sát hoặc kẹt kim .      
Bước 3: Kiểm tra đo lường
- Tủ vi khí hậu được kiểm tra đo lường theo trình tự các nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:
+ Điểm nhiệt độ và độ ẩm cần hiệu chuẩn thông thường là do yêu cầu của khách hàng.
+ Nếu không có yêu cầu cụ thể của nơi sử dụng thì chọn nhiệt độ và độ ẩm cần hiệu chuẩn theo quy trình.

5.3. Thời gian hiệu chuẩn:

- Tủ vi khí hậu đạt tất cả các yêu cầu kiểm tra được dán tem hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
- Chu kỳ hịệu chuẩn tủ vi khí hậu được khuyến nghị là 1 năm.

     Công Ty TNHH Thương Mại Khoa Học Kỹ Thuật Lâm Việt là đơn vị nhập khẩu và phân phối các loại sản phẩm tủ môi trường để cung cấp cho Quý Khách hàng trong và ngoài nước. 
    Link tham khảo tủ môi trường hãng SCI Finetech: Tại đây
    Link tham khảo tủ môi trường hãng Firstek: Tại đây
    Tải catalogue sản phẩm hãng SCI Finetech: Tại đây
    Hoặc liên hệ: 0963.222.943 để được tư vấn chi tiết. 

Tin Liên Quan

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Xem địa chỉ doanh nghiệp